Cô giáo như mẹ hiền

Địa chỉ: DỊ CHẾ - TIÊN LỮ- HƯNG YÊN
Điện thoại di động: 0396550715
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

TRƯỜNG MẦM NON DỊ CHẾ HƯỞNG ỨNG NGÀY CHUYỂN ĐỔI SỐ

Chuyển đổi số trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại trường Mầm non Dị Chế

Chuyển đổi số trong giáo dục là việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến giúp nâng cao trải nghiệm của người dạy và người học; tạo ra môi trường giáo dục thuận tiện nhất, một mô hình giáo dục thông minh và trong giáo dục mầm non chuyển đổi số đã và đang tạo ra những thay đổi đáng kể trong cách dậy và học cho trẻ nhỏ. Song chuyển đổi số trong giáo dục mầm non tại Trường mầm non Dị Chế đã đặt ra những thách thức đáng kể và yêu cầu sự chuẩn bị kỹ lưỡng và triển khai cẩn thận đối với tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường.

Chuyển đổi số giáo dục mầm non là gì?

Chuyển đổi số giáo dục mầm non là quy trình thực hiện triển khai áp dụng Khoa học công nghệ thông tin vào lĩnh vực giáo dục mầm non để tăng cường hiệu quả và chất lượng giảng dạy, quản lý và tương tác giữa giáo viên, học sinh và phụ huynh trong nhà trường. Thông qua việc sử dụng các công nghệ như máy tính, thiết bị di động, các phần mềm ứng dụng và nền tảng trực tuyến để thực hiện các nội dung giảng dạy tại trường, trực tuyến, liên hệ với phụ huynh và  quản lý học sinh qua đó đánh giá được sát sao kết quả học tập, tạo niềm vui, hứng thú trong dậy và học của giáo viên và học sinh làm nâng cao chất lượng dậy và học.

Chuyển đổi số trong trường Mầm non được thể hiện qua việc sử dụng các phần mềm trong quản lý như Phần mềm smas, cơ sở dữ liệu ngành, đánh giá công chức, phần mềm kế toán tài chính...; sử dụng zalo, facebook để truyền tải các thông tin đến cán bộ giáo viên, phụ huynh học sinh...

 

 

Lợi ích của chuyển đổi số giáo dục mầm non

Khi thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục mầm non mang lại nhiều lợi ích quan trọng gồm:

1. Tiếp cận tài nguyên giáo dục đa dạng: Chuyển đổi số cho phép học sinh và giáo viên tiếp cận một lượng lớn tài nguyên giáo dục đa dạng từ các nguồn trực tuyến. Điều này giúp bổ sung và nâng cao nội dung giảng dạy, tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận kiến thức phong phú và đa dạng.

2. Tương tác và hợp tác: Công nghệ số tạo điều kiện cho tương tác và hợp tác giữa giáo viên, học sinh và phụ huynh. Học sinh có thể tham gia vào các hoạt động tương tác trực tuyến, thảo luận và chia sẻ ý kiến, tạo ra môi trường học tập thú vị và kích thích sự tham gia của các bé trong quá trình học tập.

3. Tự học và tự phát triển: Chuyển đổi số giúp học sinh phát triển kỹ năng tự học và tự phát triển. Kết hợp được giữa học tập tại trường và học tại gia đình. Các phụ huynh có thể truy cập hoặc hướng dẫn các bé truy cập tài liệu học tập trực tuyến, thực hiện các bài tập tự kiểm tra và tự đánh giá.

4. Quản lý học tập hiệu quả: Công nghệ số cung cấp các công cụ quản lý học tập cho giáo viên và phụ huynh. Giáo viên có thể quản lý và đánh giá tiến trình học tập của học sinh một cách hiệu quả, đồng thời phụ huynh có thể theo dõi tiến trình học tập của con em mình.

5. Tiết kiệm thời gian và tài nguyên: Chuyển đổi số giúp giảm thiểu việc sử dụng tài liệu hiện vật và giấy tờ. chuyển đổi số giúp rút ngắn thời gian cho phụ huynh trong các hoạt động liên quan đến tài chính, đặc biệt là thực hiện các khoản đóng góp theo quy định và đóng tiền bán trú cho trẻ hàng tháng, tránh nhầm lẫn. Bên cạnh đó qua quá trình giảng dạy, giáo viên chia sẻ tài liệu giảng dạy, bài tập và thông báo trực tuyến, giúp tiết kiệm thời gian và tài nguyên vật chất để giáo viên và phụ huynh cùng đồng hành cùng phối hợp thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

6. Tạo sự đa dạng trong phương pháp giảng dạy: Sử dụng công nghệ số, giáo viên có thể tạo ra các bài giảng tương tác, sử dụng video, âm thanh, hình ảnh và trò chơi giáo dục để làm cho quá trình giảng dạy trở nên thú vị và kích thích sự tò mò, khám phá của trẻ, giúp trẻ mầm non hình thành các phẩm chất tốt, thói quen hay, đặc biệt trẻ có thể học mà chơi, chơi mà học. Thông qua đó trẻ có thể phát triển một cách toàn diện.

7. Chuẩn bị cho thế giới kỹ thuật số: Chuyển đổi số trong giáo dục mầm non giúp học sinh và giáo viên nắm vững kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản ban đầu và từng bước trở thành người tiếp cận thông thạo với thế giới kỹ thuật số. Điều này chuẩn bị cho học sinh môi trường học tập hiện đại ở các bậc học tiếp theo..

Tóm lại, việc chuyển đổi số trong giáo dục Mầm non đã và đang tác động tích cực, mang lại hiệu quả cao trong quản lý, giáo dục trẻ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nhà trường, tạo đà cho tiến trình chuyển đổi số toàn diện trong giai đoạn tiếp theo.

http://c1dichetl.hungyen.edu.vn/upload/23839/fck/33332422/loi-ich-chuyen-doi-so-giao-duc%20(1).png

Những vấn đề chuyển đổi số trong giáo dục mầm non gặp phải qua thực tiễn áp dụng:

Sau một thời gian từng bước áp dụng chuyển đổi số theo chương trình kế hoạch đề ra Trường mầm non Dị Chế, nhận thấy những vấn đề mà chuyển đổi số tại trường gặp phải đó là:

Một là: Thiếu hạ tầng công nghệ thông tin: Các ứng dụng công nghệ thông tin tại trường chưa đủ, còn thiếu trang thiết bị như máy tính, máy chiếu, các thiết bị di động có kết nối internet … để triển khai chuyển đổi số.

Hai là: Thiếu đào tạo và năng lực của giáo viên: Để hiệu quả trong quá trình áp dụng công nghệ số trong giảng dạy, giáo viên cần có được sự đào tạo căn bản về việc sử dụng công nghệ và áp dụng nó vào quá trình giảng dạy.

Ba là: Đảm bảo các chế độ bảo mật và an toàn trực tuyến: Việc áp dụng chuyển đổi số trong mầm non còn chưa có những đảm bảo quyền riêng tư và an toàn trực tuyến cho trẻ em. Do đặc thù các học sinh trong hệ giáo dục mầm non còn nhỏ chưa đảm bảo trong sử dụng được các thiết bị công nghệ thông tin.

Bốn là: Lối tư duy và văn hoá truyền thống của một bộ phận giáo viên và phụ huynh học sinh: Một số giáo viên có tuổi vẫn giữ thói quen giảng dậy và quản lý, đồng thới là những nếp văn hóa truyền thống ăn sâu bám rễ trong suy nghĩ của phụ huynh học sinh nhất là những phụ huynh không sử dụng được các công nghệ thông tin gây khó khăn trong việc chấp nhận và thích ứng với chuyển đổi số.

Nhìn chung, chuyển đổi số trong giáo dục mầm non cần đòi hỏi sự đầu tư về hạ tầng công nghệ thông tin, đào tạo cho giáo viên, quan tâm đến quyền riêng tư và an toàn trực tuyến của trẻ em, sự thay đổi tư duy và sẵn sàng đầu tư tài nguyên và nguồn lực để đạt được hiệu quả tối đa trong quá trình chuyển đổi.

Chuyển đổi số đã tạo ra môi trường học tập sáng tạo và tương tác, chuyển đổi số đã mở ra những cơ hội mới cho học sinh và giáo viên trong môi trường mầm non Dị Chế. Tạo bước tiến công nghệ đã mang đến các công cụ như phần mềm giáo dục, hệ thống quản lý học tập, giúp tăng cường hiệu quả giảng dạy và học tập. Tuy nhiên, với sự đổi mới và sự hướng dẫn thích hợp của giáo viên và phụ huynh học sinh chuyển đổi số trong giáo dục mầm non sẽ tạo ra một sự kết hợp gắn bó trong giáo dục giữa gia đình và nhà trường tạo ra môi trường học tập thú vị, đa dạng. Là nền tảng trang bị cho trẻ mầm non trong học tập và hướng tới các cấp học cao hơn. Chuyển đổi số không phải công việc dễ dàng, nhưng với sự nỗ lực, tinh thần đoàn kết ham học hỏi cũng như sự quyết tâm của tập thể sư phạm nhà trường nhất định sẽ thực hiện thành công nhiệm vụ chuyển đổi số, góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành giáo dục huyện nhà.

 


Tác giả: BGH
Nguồn:BGH Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết